Quy Định Của Liên Minh Châu Âu Về Chống Phá Rừng EUDR

EUDR content

Quy Định Của Liên Minh Châu Âu Về Chống Phá Rừng EUDR

Tháng 6/2023, Liên minh Châu Âu đã thông qua Quy định về Chuỗi cung ứng hàng hóa không gây ra phá rừng (Regulation on Deforestation – free supply chains hoặc EUDR). Quy định này ra đời trong bối cảnh rừng trên thế giới đang suy thoái và bị tàn phá vì mục đích sản xuất hàng hóa như: đậu nành, thịt bò, dầu cọ, gỗ, ca cao, cà phê, cao su cũng như sản phẩm có nguồn gốc từ các mặt hàng này như đồ da, sô-cô-la, lốp xe hoặc đồ gỗ. Là một thị trường rộng lớn cho các mặt hàng và sản phẩm nói trên. Liên minh Châu Âu đang tích cực chỉ đạo giải quyết vấn đề này đồng thời nhận thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm.

Nội dung chính của quy định:

1. Mục tiêu

1.1. Quy định mới nhằm:

+ Đảm bảo rằng các sản phẩm thuộc danh mục nêu trong Quy định mà người dân Châu Âu mua, sử dụng và tiêu dùng hoặc xuất khẩu không góp phần vào phá rừng và suy thoái rừng tại Liên minh Châu Âu cũng như trên toàn cầu.

+ Giảm ít nhất 32 triệu tấn khối/năm lượng phát thải khí carbon do việc tiêu thụ và sản xuất các mặt hàng có liên quan của Liên minh Châu Âu.

+ Chấm dứt hoàn toàn tình trạng phá rừng và suy thoái rừng nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp phục vụ sản xuất các mặt hàng thuộc danh mục nêu trong Quy định, đồng thời thúc đẩy thiết lập chuỗi cung ứng không gây phá rừng.

1.2. Phạm vi của quy định

Quy định này bao gồm các nguyên tắc về việc đưa các sản phẩm/hàng hóa có thành phần, được nuôi dưỡng bằng hoặc có chứa nguyên liệu là các loại hàng hóa gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ vào thị trường và xuất khẩu từ Liên minh Châu Âu.

1.3. Các nghĩa vụ

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại không được phép đưa các hàng hóa và sản phẩm liên quan vào thị trường Liên minh Châu Âu hoặc xuất khẩu các hàng hóa và sản phẩm đó từ đây, nếu không đáp ứng được các điều kiện sau:

+ Các sản phẩm và hàng hóa liên quan này không gây phá rừng.

+ Quá trình sản xuất các sản phẩm và hàng hóa đó tuân thủ pháp luật của quốc gia sản xuất.

+ Các sản phẩm và hàng hóa được đảm bảo thông qua một tuyên bố về trách nhiệm giải trình.

Yêu cầu cụ thể về tuân thủ trách nhiệm giải trình đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là gì?

+ Trách nhiệm giải trình là một chuỗi các hoạt động gồm: thu thập thông tin, đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ rủi ro. Quy trình này không mang tính hình thức mà tập trung vào đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp giảm nhẹ dựa vào thông tin và các tài liệu thu thập được. Thực hiện trách nhiệm giải trình là yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc nhóm có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại.

+ Khi thu thập thông tin cần phải xác định rõ vị trí địa lý của tất cả các thửa đất nơi sản xuất ra hàng hóa hoặc nguyên liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm, cũng như ngày hoặc khoảng thời gian sản xuất để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa đến từng thửa đất nơi sản xuất ra hàng hóa hoặc nguyên liệu của hàng hóa. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần đánh giá rủi ro, nếu cần thiết, vì các sản phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc với rủi ro không tuân thủ ở mức độ không đáng kể có thể lẫn với các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng hoặc được sản xuất trên đất có rừng bị phá hay suy thoái.

+ Hàng năm, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có trách nhiệm rà soát, cập nhật và công bố về các hệ thống trách nhiệm giải trình của họ.

quy định EUDR

2. Các khái niệm chính

2.1. Phá rừng

Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang đất nông nghiệp, do hoặc không do con người gây ra.

Các nông trường trồng cao su và cây cọ dầu cũng như các hệ thống canh tác nông-lâm được coi là các nông trường nông nghiệp. Các sản phẩm liên quan được nuôi trồng trên các thửa đất nơi rừng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất nông nghiệp sau thời điểm 31/12/2020 không được phép đưa vào thị trường EU.

2.2. Các sản phẩm không gây phá rừng

Các sản phẩm liên quan có thành phần, được nuôi dưỡng bởi, hoặc được sản xuất với nguyên liệu là các hàng hóa có liên quan được sản xuất trên đất không bị phá rừng tính từ thời điểm 31/12/2023;

2.3. Suy thoái rừng

Dưới đây là những hình thức thay đổi rừng về mặt cấu trúc:

+ Từ rừng nguyên sinh hoặc rừng tái sinh tự nhiên thành rừng trồng hoặc thành đất có rừng khác.

+ Từ rừng nguyên sinh thành rừng trồng.

2.4. Truy xuất nguồn gốc

Cần truy xuất nguồn gốc của sản phẩm đến tận thửa đất (nghĩa là cần có thông tin về tọa độ địa lý của các thửa đất nơi sản xuất ra hàng hóa) để chứng minh rằng không có phá rừng xảy ra tại một vị trí địa lý cụ thể.

Các tuyên bố trách nhiệm giải trình mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc nhóm có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu hoặc xuất khẩu từ đây cần thể hiện thông tin về tọa độ địa lý. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc nhóm có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động tỏng lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại sẽ phải nộp thông tin liên quan vào Hệ thống thông tin. Hệ thống này không kết nối với các cơ sở dữ liệu trong các hệ thống thông tin của các quốc gia thứ ba.

Có thể dùng điện thoại di động, các thiết bị cầm tay sử dụng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite System –GNSS) và các ứng dụng kỹ thuật số phổ biến và miễn phí (ví dụ: Hệ thống thông tin địa lý GIS) để xác định tọa độ của vị trí địa lý của thửa đất. Đối với các thửa đất có diện tích trên 4 ha được sử dụng để sản xuất hàng hóa không phải gia súc, cần phải xác định tọa độ của các điểm định hình (đa giác) thửa đất đó, nghĩa là phải có số liệu vĩ độ và kinh độ viết dưới dạng sáu chữ số thập phân của tất cả các điểm diễn đạt chu vi của từng thửa đất. Đối với các thửa đất có diện tích dưới 4 ha, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp không thuộc nhóm có quy mô vừa và nhỏ có thể chọn cung cấp thông tin tọa độ của các điểm định hình (đa giác) hoặc vĩ độ và kinh độ viết dưới dạng 6 chữ số thập phân của một điểm duy nhất diễn đạt vị trí địa lý của thửa đất.

2.5. Phân loại mức độ rủi ro

Ủy ban Châu Âu vận hành một hệ thống phân loại các quốc gia, hoặc vùng trong các quốc gia đó theo mức độ rủi ro gây mất rừng của các quốc gia sản xuất hàng hóa, thành ba mức độ (cao, tiêu chuẩn, hoặc thấp).

“Mức rủi ro cao”: khi kết quả đánh giá kết luận rằng việc sản xuất hàng hóa có liên quan ở các quốc gia, hoặc vùng trong các quốc gia đó có rủi ro không tuân thủ các yêu cầu không gây ra phá rừng ở mức cao.

“Mức rủi ro thấp”: khi kết quả đánh giá kết luận rằng việc sản xuất hàng hóa có liên quan ở các quốc gia, hoặc vùng trong các quốc gia đó có rủi ro không tuân thủ các yêu cầu không gây ra phá rừng ở mức không đáng kể.

“Mức rủi ro tiêu chuẩn”: là các quốc gia, vùng trong các quốc gia đó không thuộc nhóm các quốc gia, vùng trong các quốc gia có “mức rủi ro cao” hoặc “mức rủi ro thấp”.

Trường hợp các sản phẩm liên quan được sản xuất ở các quốc gia có mức độ rủi ro thấp, các nghĩa vụ về trách nhiệm giải trình của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được đơn giản hóa hơn, và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu sẽ chỉ kiểm tra một tỷ lệ nhỏ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trường hợp các sản phẩm liên quan được sản xuất ở các quốc gia có mức độ rủi ro cao, các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra một tỷ lệ lớn hơn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Quy định không áp dụng lệnh cấm đối với bất kỳ quốc gia hoặc hàng hóa nào.

III. Khung thời hạn và hạn chót áp dụng quy định

Quy định có hiệu lực từ ngày 29 tháng 6 năm 2023, và áp dụng các giai đoạn chuyển đổi. Trong quy định, các điều khoản quy định nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quy mô trung và lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như trách nhiệm kiểm soát tương ứng của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu sẽ được áp dụng từ thời điểm 30 tháng 12 năm 2024 (sau 18 tháng chuyển đổi). Đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ, các điều khoản quy định nghĩa vụ tương tự sẽ được áp dụng từ thời điểm 30 tháng 6 năm 2025 (sau 24 tháng chuyển đổi).

Các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu có nghĩa vụ thành lập các cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho Ủy ban Châu Âu về vai trò của các cơ quan đó trong hệ thống quản lý trước ngày 30/12/2023. Những cơ quan có thẩm quyền này có vai trò hỗ trợ và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu khi cần thiết.

Ủy ban Châu Âu sẽ hoàn thành quá trình thiết lập và tiếp tục duy trì một Hệ thống thông tin nhằm lưu trữ các tuyên bố trách nhiệm giải trình và thông tin đăng ký của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại cũng như các đại diện được ủy quyền của họ ở Liên minh Châu Âu và những thông tin liên quan khác trước ngày 30/12/2024. Ủy ban Châu Âu sẽ cấp quyền truy cập vào hệ thống thông tin này cho các cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại cũng như các đại diện được ủy quyền của họ.

Share:

Tìm kiếm

Call Us

+ 84 971 619 955

Our Mail

mailth@huyanhrubber.com